CÁCH ĐỌC HÌNH ẢNH NỘI SOI TAI MŨI HỌNG

26 May 2021

Views: 57

CÁCH ĐỌC HÌNH ẢNH NỘI SOI TAI MŨI HỌNG
Nội soi mũi là một phương pháp thăm khám có sử dụng ống soi phóng đại để quan sát bên trong hốc mũi như vách ngăn, cuốn mũi, ngách mũi, các lỗ thông của xoang đổ vào mũi, cửa mũi sau và vòm họng

KHI NÀO CẦN NỘI SOI MŨI ?
Khi nghi ngờ bị viêm xoang với các triệu chứng: chảy mũi, nghẹt mũi, khịt khạc đàm nhầy, hắt hơi, đau cạnh mũi, đau quanh hốc mắt, đau vùng trán, đau thái dương, đau đỉnh đầu và sau gáy…
Khi cần xác định nguyên nhân gây ra viêm xoang, đối với các trường hợp viêm xoang đã được phát hiện qua X quang, chụp cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Khi nghẹt mũi mạn tính nghi ngờ có tắc nghẽn hốc mũi do vẹo vách ngăn, phì đại cuốn mũi, polyp mũi, dị vật mũi, u hốc mũi, VA quá phát, ung thư vòm họng…
Khi chảy máu mũi tái phát nhiều lần cần xác định nguyên nhân như bướu máu, dị dạng mạch máu, polip, u, dị vật sống, xác định điểm chảy máu để can thiệp cầm máu…
Ngửi kém hoặc không ngửi được mùi tiến triển nghi ngờ u tế bào thần kinh khứu giác…
Ù tai, nghe kém kèm nhức đầu mạn tính nghi ung thư vòm họng xâm nhiễm vòi tai.

Việc thực hiện nội soi tai mũi họng theo chỉ định bác sĩ nhằm mục đích:

Phát hiện các dị vật/ khối u có ở bên trong lỗ tai, vùng mũi hoặc họng.
Phát hiện các bệnh lý về tai: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, khối u trong tai, thủng màng nhĩ, ù tai, điếc..
Phát hiện các bệnh lý ở họng – thanh quản: Viêm vòm họng, viêm amidan, viêm V.A. viêm thanh quản, u nhú thanh quản…
Phát hiện các bệnh lý về mũi: Viêm xoang cấp hoặc mạn tính, phì đại cuống mũi, polyp mũi, viêm mũi dị ứng, vẹo vách ngăn...
Tầm soát hoặc phát hiện ra các bệnh lý nghi ngờ ung thư như: Ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư mũi xoang....
KHI NÀO CẦN TIẾN HÀNH THỰC HIỆN NỘI SOI TAI MŨI HỌNG
Việc nội soi tai mũi họng tốt nhất nên thực hiện định kì 1 năm/ 1 lần để luôn theo dõi tình trạng sức khỏe được tốt nhất, cũng như nếu mắc bệnh thì phát hiện sớm điều trị hiệu quả.

Ngoài thăm khám định kì ra, ngay khi người bệnh có bất kì dấu hiệu vùng tai, mũi, họng bất thường sau, thì cũng cần lập tức đến thăm khám sớm. Cụ thể như:

Người có triệu chứng ù tai, nghe kém, chảy mủ tai
Người bị khàn tiếng đột ngột, hay nói bị hụt hơi.
Người có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm xoang như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục kèm cảm giác đau rát trong xoang mũi, đau đầu,…
Người bị VA: nghẹt mũi cả hai bên, khi nằm phải thở bằng miệng, chảy nước mũi màu xanh, hay khịt mũi,…
CÁCH ĐỌC HÌNH ẢNH NỘI SOI TAI MŨI HỌNG
Nội soi tai mũi họng bao gồm các tiến hành nội soi sau:

Trường hợp bệnh nhân nội soi tai:

Bệnh nhân nội soi tai cần phải ngồi thẳng lưng. Bác sĩ sử dụng ống nội soi đưa xuống thẳng theo trục ống tai ngoài nhằm quan sát ống tai ngoài, màng nhĩ, cán búa.

Trường hợp bệnh nhân nội soi mũi:

Khác với nội soi tai, ở thủ thuật này, người bệnh sẽ được ngồi hơi ngả đầu ra phía sau một góc 15 độ.

Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt bông gòn đã được tẩm thuốc co mạch và thuốc tê vào mũi của người bệnh. Sau 5 phút, bác sĩ sẽ lấy miếng bông gòn ra ngoài và tiến hành thủ thuật nội soi mũi.
Bước 2: Cho ống nội soi chuyên dụng vào mũi sát sàn mũi theo hướng từ trước ra sau và bắt đầu quan sát vòm họng, lỗ vòi nhĩ, hố Rosenmuller hai bên.
Bước 3: Tiếp đến, bác sĩ đưa ống nội soi hướng lên phía ngách sàng bướm để quan sát những vị trí như khe bên và lỗ xoang bướm
Bước 4: Bác sĩ đưa ống soi vào vị trí sau khe mũi giữa và tiến hành thăm khám khe mũi giữa theo hướng từ sau ra trước, các cấu trúc bóng sàng, khe bán nguyệt, mỏm móc hay lỗ phụ xoang hàm (nếu có). Trường hợp có chỉ định, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch bệnh tích, hút sạch chất nhầy, máu đọng và bấm sinh thiết.

Trong suốt quá trình nội soi mũi, bệnh nhân hoàn toàn sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu bởi hốc mũi đã được thuốc co mạch làm cho mở rộng ra giúp việc nội soi trở nên dễ dàng. Ngoài ra, thuốc tê sẽ làm mất cảm giác của niêm mạc mũi nên bệnh nhân không cần phải quá lo lắng.

Trường hợp nội soi họng - thanh quản:

Khi thực hiện, bệnh nhân nên ngồi thẳng, hai chân buông thẳng. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa ống nội soi vào họng trên bề mặt lưỡi theo hướng từ ngoài vào trong. Các vị trí mà bác sĩ quan sát lần lượt gồm có: bề mặt lưỡi, lưỡi gà, eo họng, hai amidan, đáy lưỡi thanh nhiệt, xoang lê hai bên, thanh môn, sụn phễu và dây thanh.

Người bệnh đang có nhu cầu thực hiện nội soi tai mũi họng có thể đến thực hiện tại Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng Nam Việt với mức chi phí hợp lý, trang thiết bị thực hiện tối tân giúp mang lại hiệu quả nội soi chuẩn xác nhất cho chị em. Bên cạnh đó là dịch vụ phục vụ nhanh chóng, khoa học giúp bệnh nhân không phải chờ đợi lâu, kết quả có nhanh.

Qua bài viết Cách đọc hình ảnh nội soi tai mũi họng hy vọng đã phần nào giúp Quý đọc giả có được nhiều thông tin hữu ích về vấn đề nội soi tai mũi họng. Nếu còn thắc mắc liên quan không rõ, hãy nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc gọi trực tiếp vào HOTLINE để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp cụ thể hơn, hoàn toàn không mất phí.

Chúc bạn sức khỏe!

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

Share