Các bài phân tích Vợ nhặt Kim Lân dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
phân tích Vợ nhặt
Kim Lân là một nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn. Ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân với truyện ngắn nổi tiếng mang tên “Làng”. Không chỉ vậy, nhà văn còn được biết đến với truyện ngắn Vợ nhặt. Đây là câu chuyện về bức tranh cuộc sống của người nông dân trong nạn đói kinh hoàng của cả dân tộc. Nếu truyện ngắn Làng chỉ khắc họa tình cảm sâu sắc của nhân vật ông Hai với làng của mình thì Vợ nhặt lại là một câu chuyện sâu sắc hơn, để lại những dư âm sâu lắng trong lòng người đọc trước tình người cao cả mà con người dành cho nhau trong hoàn cảnh khó khăn nhất, đớn đau nhất.
Vợ nhặt được sáng tác sau Cách mạng tháng tám, có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng bị thất lạc bản thảo. Sau này, Kim Lân viết lại dựa vào một phần truyện cũ và in trong tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm là bức tranh hiện thực sâu sắc về nạn đói năm 1945 và số phận của những con người trong hoàn cảnh đó, qua đó cho thấy khát vọng sống mãnh liệt, khát khao hạnh phúc của con người đồng thời tố cáo tội ác của bọn thực dân làm cho dân tộc ta phải khổ sở, điêu đứng.
Câu chuyện được đặt với nhan đề rất độc đáo: “Vợ nhặt”, cũng là tình huống truyện được tác giả đặt ra. Từ “nhặt” vốn là một động từ để chỉ hoạt động nhặt nhạnh, một hành động tương đối ngẫu nhiên mà không hề toan tính trước. Hơn thế nữa, người ta lại thường nhặt những gì đó rơi vãi trên đường, như là nhặt lại những thứ bị bỏ rơi, bị đánh mất hoặc thậm chí là vứt đi. Ấy vậy mà truyện ngắn lại được đặt ra với tình huống “nhặt vợ” – một tình huống truyện éo le, bi hài. Cưới vợ là chuyện hệ trọng của cuộc đời, vậy mà ở nạn đói năm 1945, mạng người lại rẻ rúng đến mức người ta có thể nhặt một cô vợ về mà không cần thủ tục, cưới xin. Hình ảnh nhân vật thị được Tràng đưa về nhà trong một buổi chiều trước bao ánh mắt của người dân xóm ngụ cư bắt đầu mở ra câu chuyện mà nhà văn muốn truyền tải.
Hoàn cảnh mà nhân vật chính của truyện xuất hiện là một nơi u ám, “người chết như ngả dạ, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người chết”. Tác giả vẽ ra một không gian ngột ngạt – nơi nạn đói đã giết chết hàng triệu người. Ở đó, xác người nhiều đến nỗi được so sánh như rơm, như rạ, không một ai dọn dẹp khiến cho mùi thối bốc lên nồng nặc, còn những người sống thì chẳng khác nào một oan hồn “người sống chỉ còn dật dờ, lặng lẽ như những bóng ma”. Cái đói đã chiếm lấy toàn bộ không gian, chiếm lấy cả mạng sống của con người. Người chết thì đã chết rồi, nhưng người sống cũng chẳng khác người chết, có những người chỉ chờ đợi cái chết đến thật nhanh để được giải thoát khỏi nỗi khổ đau này. Trong bức tranh hiện thực thảm hại ấy, Tràng xuất hiện với hình ảnh “Hai con mắt gà gà đắm vào bóng chiều, bộ mặt thô kệch” cùng với “cái đầu trọc nhẵn” và “cái lưng to rộng”. Nhà văn miêu tả nhân vật Tràng bằng vài nét rất sơ sài, ta có thể thấy được sự túng quẫn, tiều tụy thông qua gương mặt của con người ấy. Kim Lân chỉ miêu tả Tràng ít ỏi như vậy bởi lẽ ông muốn nhấn mạnh, ở cái hoàn cảnh đói khổ tột cùng này, con người ta không còn quan tâm đến dáng vẻ, đến bề ngoài của mình nữa.
Anh cu Tràng chỉ là một người nông dân nghèo khổ, đi đẩy xe bò thuê, sống với mẹ trong “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Sống qua ngày còn chẳng đủ ăn, ấy vậy mà khi gặp một người đàn bà lạ, Tràng sẵn sàng rộng lượng cho người đàn bà đói khát ăn “một chập bốn bát bánh đúc”. Ở đây, ta thấy được lòng yêu thương con người sâu sắc của nhân vật Tràng. Khi người vợ nhặt đòi theo Tràng về nhà, Tràng cũng không từ chối. Bởi lẽ, chàng thấy thương người đàn bà này, muốn cưu mang thị chứ không phải có ý định tìm vợ ngay từ đầu. Chính vì xuất phát từ tình thương nên Tràng không hề quan tâm, xét nét đến ngoại hình của người vợ. Khi đi cạnh thị, mặc cho bọn trẻ con trêu “Chông vợ hài” và trông thị thì chẳng khác nào mới chui từ một chỗ thảm hại đi ra “quần áo rách như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt”, Tràng vẫn phớn phở, thích chí lắm. Có được vợ, anh cu Tràng từ một người khù khờ, vô tư bỗng nhiên biết suy nghĩ, lo lắng cho sau này: “Đến giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra là hắn đã có vợ rồi đấy ư?” Tràng cảm thấy hạnh phúc biết bao, hắn “tự dưng thấy yêu cái nhà của hắn lạ lùng”. Trong hoàn cảnh đói kém, khi người ta còn chẳng lo nghĩ đến điều gì ngoài cái ăn, ngoài sự đói kém khổ cực thì Tràng đây lại có hẳn được một cô vợ chăm lo cho hắn sau này, có được niềm hạnh phúc mà đối với hắn là quá đỗi bất ngờ. Cuộc đời Tràng đã bước sang một trang khác, một bước ngoặt mới.
Link phân tích Vợ nhặt: https://top10branding.net/phan-tich-tac-pham-vo-nhat-kim-lan/
Link Dàn ý Vợ nhặt chi tiết: https://top10branding.net/dan-y-phan-tich-vo-nhat-chi-tiet/ ;
Link Sơ đồ tư duy Vợ nhặt: https://top10branding.net/so-do-tu-duy-bai-vo-nhat/ ;
#phantichvonhat #danyvonhatchitiet #sodotuduyvonhat