Top bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát

05 April 2023

Views: 57

Các bài mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
Link phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát: https://top10branding.net/phan-tich-bai-bai-ca-ngan-di-tren-bai-cat/
Link Dàn ý Bài ca ngắn đi trên bãi cát: https://top10branding.net/dan-y-bai-bai-ca-ngan-di-tren-bai-cat/
Link Sơ đồ tư duy Bài ca ngắn đi trên bãi cát: https://top10branding.net/so-do-tu-duy-bai-bai-ca-ngan-di-tren-bai-cat/
#phantichbaicanganditrenbaicat #danybaicanganditrenbaicat #sodotuduybaicanganditrenbaicat
Phân tích chi tiết Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Trong nền văn học Việt Nam có những nhà văn để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại phong phú nhưng cũng có những tác giả chỉ để lại rất ít tác phẩm tuy nhiên những tác phẩm ấy lại được đánh giá cao và giàu ý nghĩa. Tiêu biểu đó là bài thơ Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát. Bài thơ mang đầy sự phản kháng và giàu ý nghĩa sâu xa. Có thể nói đó là những lời nói hay dòng tâm sự của Cao Bá Quát muốn thổ lộ.

Trước hết là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Cao Bá Quát thi đỗ cử nhân vào năm 1831, tại Hà Nội để thi tiến sĩ thì cần phải vào Huế. Do đó ông đã nhiều phen vào Huế để thi hội nhưng tiếc thay những lần đi ấy lại không mang được kết quả tốt đẹp cho ông

Mà đường đi từ Hà Nội vào Huế thì trải qua nhiều khó khăn đó là phải trải qua những bãi cát trắng mênh mông. Chính những bãi cát mênh mông ấy đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này. Hình ảnh con đường cùng trong bài thơ thể hiện sự bế tắc của chính ông khi trên đường đời nhiều sóng gió này. Và đặc biệt ta thấy được ở bài thơ sự bất bình của tác giả về chế độ khoa cử của nhà Nguyễn.

Thêm nữa thời bấy giờ văn hóa phương Tây cũng du nhập vào nước ta thế cho nên không thể tránh được việc so sánh hai nền giáo dục hai nơi và những người nho sĩ hay chính là Cao Bá Quát thấy bất bình trước nền giáo dục nước nhà.

Ta hãy cùng đi tìm hiểu về thể hành ca. Có thể thấy hành ca thuộc một thể thơ cổ thể, không có gò bó vào luật, vần gieo tương đối tự do. Đặc biệt bài thơ có những câu thơ dài tạo cảm giác phóng túng, lời thơ đa dạng không bị gò bó. Nhịp điệu nhanh gấp, khẩn trương và lưu loát không bị ngưng trệ. Đó chính là thể hành ca.

Đi vào phân tích bài thơ trùng trùng như một lời thuật nên sẽ không thể phân tích như kết cấu thông thường. Những câu thơ nối liền nhau nói lên một hình tượng, một hình ảnh, một tâm trạng nên không thể chia kết cấu vì thế cho nên ta sẽ đi theo những ý trên. Đó là hình tượng con người, hình ảnh bãi cát và tâm trạng của con người khi đi trên bãi cát đó.

Trước hết là hình ảnh con người và hình ảnh bãi cát trong bài thơ. Đó là hình ảnh bãi cát dài vô tận, mênh mông, bao la một màu vàng trắng. Tác giả một mình đi trên đó suy ngẫm về cuộc đời mình và từ đó hai hình ảnh làm nổi bật nhau lên thành những ý nghĩa biểu tượng

“Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!. ”

Hình ảnh bãi cát dài vô tận thể hiện qua sự so sánh của nhà thơ khi mà bước lại như lùi. Khi người ta đi về phía trước thì phải có một cái đích để nhìn thấy nhưng bãi cát mênh mông dài rộng quá, cứ mỗi bước đi của tác giả lại vẫn cứ nhìn thấy bãi cát đó mà thôi vì thế cho nên bước mà như lùi.

Trong khi đó hình ảnh con người đơn độc một mình bước trên bãi cát khi mặt trời đã lặn vẫn cứ phải đi tiếp. Người khách bộ hành nước mắt tuôn rơi thể hiện sự gian nan của con đường ấy. Con đường bãi cát hay chính là con đường thi cử của nhà thơ. Nó phần nào khái quát lên hình tượng quá trình đi tìm chân lý của nhà thơ trước dòng đời mịt mờ như buổi mặt trời lặn và nhiều sóng gió xa xôi như bãi cát kia.

Nguyên nhân đi khó khăn như vậy không phải do đường đi khó khăn mà lòng người thêm nản mà do chính tâm trạng của tác giả. Giận vì không học được tiên ông phép ngủ để giờ trèo đèo, lội suối mà giận khôn nguôi. Có lẽ tác giả đang giận chính mình tại sao lại theo đuổi vòng danh lợi để bây giờ chọn con đường mịt mù khó khăn này.

Tiếp theo nhà thơ nói lên quy luật phổ biến lúc bây giờ khi con người đua nhau đi vào vòng danh lợi:

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Phường danh lợi là thứ mà ai cũng mong ngóng và cố gắng đạt đến trong xã hội ngày xưa nói riêng và xã hội ngày nay nói chung. Sức hấp dẫn của nó như hơi men trong quán rượu kia, tác giả đặt ra câu hỏi say cả tỉnh được bao người, câu hỏi hay chính là câu khẳng định về quy luật con người tìm đến phường danh lợi.

Share