Phân tích Những đứa con trong gia đình hay nhất

12 March 2023

Views: 107

Các bài phân tích Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 10 mẫu phân tích bài Những đứa con trong gia đình hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
phân tích Những đứa con trong gia đình
Nguyễn Thi (1928 – 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Sa, quê ở xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vào Nam sinh sống từ năm 1943, tham gia cách mạng năm 1945. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại toà soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội và sáng tác dưới bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Năm 1962, ông tình nguyện trở về Nam, công tác tại Cục chính trị Quân giải phóng miền Nam. Thực tế chiến đấu nóng bỏng của chiến trường là nguồn cảm hứng vô tận để ông sáng tác bút kí, truyện ngắn và tiểu thuyết với bút danh Nguyễn Thi.

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì đánh Mĩ, xứng đáng với danh hiệu nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Tác phẩm của Nguyễn Thi bắt nguồn từ hiện thực chiến đấu nóng bỏng, ác liệt của chiến tranh, nhưng vẫn đằm thắm chất trữ tình, Nguyễn Thi viết được nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết… Sau khi hi sinh, các sáng tác của ông được sưu tập và in trong Truyện và kí Nguyễn Thi, xuất bản năm 1978; Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập (4 quyển) xuất bản năm 1996. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

Những đứa con trong gia đình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi. Truyện được viết trong những ngày chiến đấu gian khổ, ác liệt nhất của chiến trường miền Nam. Qua truyện, tác giả thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ và khẳng định: lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình thiêng liêng là sức mạnh tinh thần to lớn của họ trong công cuộc chống Mỹ cứu nước. Truyện kể về hai chị em trong một gia đình có thù sâu Với giặc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước. Chiến và Việt đã gửi lại nhà cửa, ruộng vườn cho người chủ để cùng tham gia bộ đội, trực tiếp cầm súng trả thù nhà, đền nợ nước. Đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện, kể về tình huống đặc biệt của nhân vật Việt. Trong một trận đánh ác liệt, anh bị thương nặng và lạc đơn vị. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng cũng chính vì thế mà kí ức sống dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Việt nhở má, nhở đồng đội, nhớ những giây phút không thể nào quên trước khi nhập ngũ của hai chị em. Những hình ảnh về con người và cảnh vật quê hương hiện lên rõ ràng trong tâm tưởng của Việt.

Đoạn trích có thể chia làm hai cảnh. Cảnh một: Tác giả kể về tình huống và tâm trạng của Việt lúc bị thương. Cảnh hai: Việt nhớ lại chuyện hai chị em tranh nhau xin nhập ngũ và sau đó cùng thu xếp việc nhà để lên đường đi chiến đấu.

Ở cảnh một, lần thứ tư tỉnh lại, trong kí ức Việt hiện lên những kỉ niệm vui buồn về người mẹ thân yêu luôn đùm bọc, che chở cho các con: Má đang bơi xuồng, mà sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn… Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy tháng lúa mà cầm nón quạt ?

Trong những đoạn khác, Nguyễn Thị chọn những chi tiết điển hình hàm chứa nhiều ý nghĩa để khắc hoạ hình tượng người phụ nữ một tay bồng con, một tay cắp rể đi theo thằng giặc đòi đầu chồng, hoặc hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà hai bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân, Mỗi lần bọn lính bắn doạ, mắt mà lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển… Đó là hình ảnh của người phụ nữ miền Nam gan góc, kiên cường, yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc và rất mực thương chồng thương con. Cuộc sống lam lũ vất vả, chồng chất đau thương nhưng họ vẫn cắn răng chịu đựng, vượt qua để nuôi con, đánh giặc. Hình ảnh chú Năm hiện lên với những phẩm chất tiêu biểu của dòng tộc, gia đình. Giữa lúc anh cán bộ huyện đang phân vân không biết giải quyết thế nào trước tình cảnh hai chị em Chiến, Việt giành nhau ghi tên nhập ngũ thì chú Năm đứng ra bảo lãnh cho cả hai: Từ dưới sân, chú Năm bước lên. Chủ nheo mắt nhìn chị em Việt, rồi nói với anh cản bộ:

– Tôi xin có một câu với đồng chí huyện đội. Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thôn môn trong nhà tôi thu xếp khắc xong.
Link phân tích Những đứa con trong gia đình: https://top10branding.net/phan-tich-bai-nhung-dua-con-trong-gia-dinh/
Link Dàn ý bài Những đứa con trong gia đình: https://top10branding.net/dan-y-phan-tich-bai-nhung-dua-con-trong-gia-dinh/
Link Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình: https://top10branding.net/so-do-tu-duy-nhung-dua-con-trong-gia-dinh/
#phantichnhungduacontronggiadinh #danynhungduacontronggiadinh #sodotuduynhungduacontronggiadinh

Share