Các loại thuốc đau đầu phổ biến nhất hiện nay

12 April 2022

Views: 673

Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến mà hầu hết mọi người sẽ phải gặp nhiều lần trong đời. Cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu để dùng thuốc đúng và cách phòng ngừa hiệu quả...

1. Nguyên nhân đau đầu

Đau đầu xảy ra khi các thụ thể cảm giác tại hệ thần kinh trung ương bị kích thích. Đó có thể là các tổn thương thực thể gây kích thích cơ học lên thụ cảm thể đau như phù nề, viêm nhiễm, chèn ép bởi khối u hoặc giãn mạch máu hay những kích thích hóa học thông qua các chất trung gian như serotonin, prostaglandin (PG)...

Đau đầu có thể là biểu hiện của các bệnh lý tổn thương nghiêm trọng hay chỉ do những nguyên nhân không bệnh lý như chế độ sinh hoạt, tâm lý gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu. Thông thường có thể phân thành 2 nhóm nguyên nhân chính bao gồm: Đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

1.1 Đau đầu nguyên phát:

Chiếm trên 90% các nguyên nhân gây bệnh, là những cơn đau không do nguyên nhân bệnh lý. Nhóm đau đầu này bao gồm nhiều loại, trong đó phổ biến có đau nửa đầu migraine, đau căng đầu, đau từng cụm và các loại khác như đau khi gắng sức, khi ngủ, đau do kích thích bởi các yếu tố lối sống (uống nhiều rượu, bia, đồ uống chứa caffein, căng thẳng, đứng/ngồi sai tư thế…).

1.2 Đau đầu thứ phát:

Đây là cơn đau có liên quan đến một tình trạng bệnh lý khác như bệnh về mạch máu não, di chứng chấn thương vùng đầu, tăng huyết áp, khối u não, nhiễm trùng não hay màng não, viêm xoang,…

Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng các gốc tự do được sản sinh liên tục trong cơ thể là nguyên nhân chính làm thay đổi về mặt cấu trúc và tổn thương não bộ ở những người có cơn đau đầu kéo dài trên 3 tháng.

Ngoài ra, gốc tự do tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy sự hình thành xơ vữa, làm hẹp lòng mạch, gây thiếu máu não, từ đó dẫn đến các triệu chứng đau đầu. Trong nhiều trường hợp, đau đầu cộng thêm các yếu tố thuận lợi như stress làm sản sinh nhiều gốc tự do và khiến bệnh nhân đau đầu càng nặng, có thể dẫn đến trầm cảm, sa sút trí tuệ hay đột quỵ não,…

2. Cách điều trị đau đầu

Điểm mấu chốt trong điều trị đau đầu chính là tìm được nguyên nhân gây ra nó. Trước tiên hết, khi đối diện với những cơn đau đầu, bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng thần kinh. Sau đó, khi đã xác đinh được nguyên nhân gây bệnh, sẽ có hướng điều trị phù hợp dành cho bệnh nhân.

Nếu cơn đau là do 1 tình trạng bệnh lý nào đó, cần tập trung giải quyết bệnh lý đó. Khi bệnh tình thuyên giảm thì cơn đau đầu cũng sẽ dần biến mất.

Tuy nhiên, không phải lúc nào những cơn đau đầu cũng đều liên quan đến tình trạng bệnh lý. Đối với các trường hợp đau đầu nguyên phát, điển hình như đau đầu căng cơ, đau đầu migraine, đau đầu từng cụm, cơn đau có thể giảm dần và biến mất nếu được điều trị bằng các loại thuốc phù hợp.

2.1 Đau căng đầu:

Đau căng đầu là chứng đau đầu phổ biến nhất, xảy ra trên khoảng 3 trong số 4 người trưởng thành. Người bệnh bị nhức đầu ở mức độ nhẹ đến vừa, cơn đau âm ỉ, chèn ép ở cả 2 bên đầu và thường xảy ra trong thời gian ngắn.

Điều trị tình trạng đau căng đầu thường đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin. Trong trường hợp ngăn chặn các cơn đau căng đầu tái phát, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline. Tuy nhiên, đa phần các cơn đau căng đầu thường không nặng và không cản trở các hoạt động sống thường nhật, người bệnh có thể tự kiểm soát tốt bằng các phương pháp điều trị đơn giản.
2.2 Đau đầu migraine (đau nửa đầu):

Triệu chứng: Cơn đau nửa đầu phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới, thường đau dồn dập ở mức độ vừa đến nặng và chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Người bệnh thường nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, đồng thời sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn mửa, cơn đau thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, có thể lặp đi lặp lại.

Điều trị đau đầu migraine có thể dùng các loại thuốc sau:

- Thuốc giảm đau chung có thể dùng để kiểm soát cơn đau nửa đầu mức độ nhẹ, phát hiện ở giai đoạn sớm như:

Paracetamol
Các thuốc nhóm NSAIDs như ibuprofen, naproxen, aspirin…

- Thuốc đặc hiệu như: Ergotamine tartrate, dihydroergotamine có tác dụng co mạch, chống mất trương lực động mạch. Nhóm triptan có tác dụng khá tốt với các trường hợp không đáp ứng với các thuốc kể trên. Thuốc tác dụng theo cơ chế kháng thụ thể 5-HT1 ở mạch máu, điều hòa tính co giãn của mạch máu não, làm giảm cơn đau đầu.

- Thuốc dự phòng: Một số thuốc kê đơn có thể được dùng để dự phòng cơn đau nửa đầu như thuốc chẹn beta (propranolol, nadolol, atenolol), thuốc chống trầm cảm (như amitriptylin), thuốc chống co giật (topiramate, valproate).

2.3 Đau đầu từng cụm:

- Triệu chứng: Tuy ít phổ biến nhưng đây lại là loại đau đầu rất nghiêm trọng, thường xuất hiện ở nam giới, đặc biệt là đàn ông trung niên có tiền sử hút thuốc lá. Cơn đau dữ dội ập đến từ một bên đầu, ở khu vực phía trong, phía sau hoặc xung quanh một mắt, kéo dài từ 15 phút – 3 giờ. Có thể đi kèm với các triệu chứng sưng mắt, chảy nước mắt, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi ở bên phần đầu bị ảnh hưởng.

- Điều trị: Không có cách chữa khỏi hoàn toàn đau đầu cụm. Mục tiêu của điều trị là giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu theo đợt, rút ngắn thời gian đau đầu và ngăn chặn các đợt đau tiếp theo.

Phương pháp điều trị tấn công cấp tính sử dụng các thuốc như: Triptans (sumatriptan, zolmitriptan), dihydroergotamine, lidocaine (thuốc giảm đau dạng xịt mũi).

Liệu pháp hít thở khí oxy lưu lượng cao có thể giúp ngăn cơn đau.

Ngoài ra để rút ngắn thời gian của cụm cũng như giảm bớt mức độ đau đầu, bác sĩ có thể chỉ định dùng: Corticosteroid như prednison trong một thời gian ngắn; verapamil, lithium… và giảm liều thuốc từ từ khi cụm đau đầu kết thúc.

Tham khảo:

https://trungtamytehoavang.com.vn/question/dau-dau-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-phong-ngua/
https://trungtamytehoavang.com.vn/question/6-cach-chua-dau-dau-bang-toi-tai-nha-don-gian-ma-hieu-qua/
https://trungtamytehoavang.com.vn/question/7-cach-chua-dau-dau-bang-ngai-cuu-an-toan-va-hieu-qua/
https://trungtamytebache.vn/cau-hoi/8-cach-chua-dau-dau-bang-gung-hieu-qua-nhat
https://chuthapdohatinh.org.vn/upload/tailieu/thuoc-otiv-co-tot-khong-kinh-nghiem-dung-oti-1649145588v.pdf
https://trungtamytehoavang.com.vn/question/thuoc-bo-nao-otiv-giam-dau-dau-chong-mat-cai-thien-mat-ngu/
http://huongdandichvucong.hatinh.gov.vn/upload/tailieu/cach-bam-huyet-chua-dau-da-1649150934u.htm
http://baotang.hatinh.gov.vn/upload/tailieu/2022-04-05984900-tai-lieuu.htm
http://ldtbxh.hatinh.gov.vn/upload/tailieu/cac-bai-thuoc-nam-chua-dau-da-1649153244u.htm
http://doanhnghiephatinh.vn/upload/tailieu/bai-tap-yoga-chua-dau-dau-dau-hieu-qu-1649154424a.htm
https://chuthapdohatinh.org.vn/upload/tailieu/dau-dau-nen-an-gi-de-gia-1649220787m.htm
https://trungtamytehoavang.com.vn/question/11-cach-chua-dau-dau-tai-nha-don-gian-ma-hieu-qua/
https://hoiluatgia.hatinh.gov.vn/upload/tailieu/dau-dau-nen-uong-gi-de-cai-thie-1649300399n.htm
http://xahuonglong.hatinh.gov.vn/upload/tailieu/bai-thuoc-chua-dau-dau-bang-la-dinh-lang-hieu-qu-1649301406a.htm
https://www.magmahdi.com/web/vietnam/home/-/message_boards/message/3028429

Share